SỨC ẢNH HƯỞNG KHÔNG TƯỞNG CỦA SAMSUNG TẠI HÀN QUỐC

Sức ảnh hưởng không tưởng của Samsung tại Hàn Quốc

Samsung có tới 370 nghìn nhân viên tại hơn 80 quốc gia, nhưng không ở đâu có sự hiện diện sâu sắc hơn Hàn Quốc.

Samsung là tập đoàn đa quốc gia có trụ sở chính tại Hàn Quốc. Samsung được sáng lập bởi Lee Byung-chul năm 1938, khởi đầu là một công ty buôn bán nhỏ. 3 thập kỉ sau, tập đoàn Samsung đa dạng hóa các ngành nghề bao gồm chế biến thực phẩm, dệt may, bảo hiểm , chứng khoán và bán lẻ.

Samsung tham gia vào lĩnh vực công nghiệp điện tử vào cuối thập kỉ 60, xây dựng và công nghiệp đóng tàu vào giữa thập kỉ 70. Sau khi Lee mất năm 1987, Samsung tách ra thành 4 tập đoàn – tập đoàn Samsung, Shinsegae, CJ , Hansol. Từ thập kỉ 90, Samsung mở rộng hoạt động trên quy mô toàn cầu, tập trung vào lĩnh vực điện tử, điện thoại di động và chất bán dẫn, đóng góp chủ yếu vào doanh thu của tập đoàn.

Những chi nhánh quan trọng của Samsung bao gồm Samsung Electronics (công ty điện tử lớn nhất thế giới theo doanh thu, và lớn thứ 4 thế giới theo giá trị thị trường năm 2012), Samsung Heavy Industries (công ty đóng tàu lớn thứ 2 thế giới theo doanh thu năm 2010), Samsung Engineering và Samsung C&T (lần lượt là công ty xây dựng lớn thứ 13 và 36 thế giới).

Những chi nhánh chú ý khác bao gồm Samsung Life Insurance (công ty bảo hiểm lớn thứ 14 thế giới), Samsung Everland (quản lý Everland Resort, công viên chủ đề lâu đời nhất Hàn Quốc), Samsung Techwin (công ty không gian vũ trụ, thiết bị giám sát, bảo vệ) và Cheil Worldwide (công ty quảng cáo lớn thứ 16 thế giới theo doanh thu năm 2011).

Samsung Electronics là cấu phần lớn nhất của Samsung. Tổng cộng tập đoàn này chiếm tới 20% GDP của cả Hàn Quốc. Với những thành tựu và đóng góp như vậy, Samsung luôn được biết đến là niềm tự hào của xứ sở Kim Chi. Các sản phẩm của Samsung xuất hiện mọi nơi, mọi lúc trong cuộc sống của người dân Hàn Quốc.

Người ta nói rằng, Samsung có tới 370 nghìn nhân viên tại hơn 80 quốc gia, nhưng không ở đâu có sự hiện hữu sâu sắc hơn Hàn Quốc. Một “cô bé Seoul” có thể được sinh ra tại Trung tâm Y tế Samsung, được đưa về nhà tại một căn hộ được xây bởi nhà thầu xây dựng thuộc sở hữu của Samsung (cũng chính là đơn vị đã xây Tháp Petronas Twin1 và tòa Burj Khalifa2). Cũi của em bé có thể được nhập khẩu ở nước ngoài, nhưng nhiều khả năng sẽ được vận chuyển về Hàn Quốc trên chiếc tàu vận tải do Samsung Heavy Industries đóng.

Khi trưởng thành, cô bé sẽ được xem những chương trình quảng cáo của hãng Bảo hiểm Nhân thọ Samsung, được tạo ra bởi Cheil Worldwide, một công ty quản cáo cũng do Samsung sở hữu. Cô có thể mặc quần áo sản xuất bởi Bean Pole, một thương hiệu thuộc mảng kinh doanh chuyên về may mặc của Samsung. Khi họ hàng của cô ở xa tới thăm, họ có thể sống trong khách sạn The Shilla, hoặc mua sắm tại The Shilla Duty Free, cũng do Samsung sở hữu.

Dưới đây là một số thống kê gây sốc khác về sức ảnh hưởng của Samsung tại Hàn Quốc qua lời kể của một phóng viên tên Eugene Kim sinh ra và lớn lên tại Seoul. Kim đã thật sự bất ngờ trước sự xuất hiện dày đặc của thương hiệu Samsung ở mọi nơi trên đường trở về thăm Hàn Quốc trong 2 tuần:

Sau chuyến bay mệt mỏi kéo dài 13 giờ từ San Francisco tới Seoul, thứ đầu tiên chào đón tôi ở sân bay là chiếc TV Samsung.

Từ sân bay, tôi về thẳng căn hộ của em rể tại tòa nhà Park Tower – nơi ở trong 2 tuần tới. Tòa nhà này được xây dựng bởi Samsung.

Điều đầu tiên tôi làm khi về tới căn hộ là giặt đồ. Và chiếc máy giặt người em tôi dùng là Hauzen – một thương hiệu của Samsung. Bản thân tôi cũng không biết Hauzen là thương hiệu của Samsung cho tới khi nhận ra nó xuất hiện ở mọi nơi trong căn phòng. Ngoài máy giặt, còn có một lò nướng bánh, điều hòa nhiệt độ…

Người em của tôi sử dụng chiếc TV Samsung màn hình cong. Bản thân tôi thấy chất lượng của nó tốt hơn nhiều so với chiếc tôi có ở nhà.

Ngày hôm sau tôi đến bệnh viện Cheil Medical Center thuộc quản lý của công ty Cheil Hospital, vừa được Samsung mua lại. Hóa ra, nhà sáng lập bệnh viên chính là người cháu của Chủ tịch Samsung Lee Kun-hee.

Không có điện thoại di động, tôi phải mang theo chiếc Galaxy S5 của vợ.

Ngồi ở phòng chờ ở bệnh viện, tôi cảm thấy chán và nhìn xung quanh. Thật bất ngờ khi bắt gặp chồng giấy được sản xuất bởi Samsung.

Một số tivi lắp ở phòng chờ cũng mang nhãn hiệu Samsung. Bất ngờ hơn nữa là chiếc tivi này đang chiếu một trận bóng chuyền. Và 1 trong 2 đội chơi chính là Samsung Insurance.

Trên bàn còn có một chiếc điện thoại Samsung đời cổ.

Sau khi gặp được bác sỹ, tôi đến một hiệu sách. Một trong số những cuốn bán chạy nhất trong tiệm này có nội dung nói về Samsung mang tựa đề “Post-Samsung Electronics”. Dường như rất nhiều người dân Hàn Quốc quan tâm tới tương lai của Samsung.

Sau đó, tôi đi chuyển bằng tàu điện ngầm để đến thăm cha mẹ. Trong hành trình khoảng 45 phút, tôi bắt gặp rất nhiều nhiều màn hình TV Samsung cỡ lớn.

Tôi thích tự lái xe nhưng lại không mang theo bằng lái xe vì vậy tôi có thể thuê một chiếc SM3 được sản xuất bởi Renault Samsung Motors.

Bố tôi rất thích laptop thương hiệu Samsung. Ông mua chiếc này năm ngoái. Bạn có thể tháo rời màn hình và biến nó thành một chiếc máy tính bảng.

Trên bàn làm việc của bố tôi có một chiếc lịch để bàn Samsung. Đây là quà tặng miễn phí khi ông mua bảo hiểm nhân thọ Samsung.

Trước khi quay về căn hộ, tôi ghé qua ngân hàng. Một nhân viên lễ tân đã mời tôi đăng ký Value Plus – một quỹ thuộc kiểm soát của Samsung Asset Management. Tuy nhiên, do đã quá mệt mỏi, tôi từ chối lời đề nghị của nhân viên nọ.

 

 

G

0292 223 8288